Bóng đá trẻ Việt Nam là phải có mục tiêu,chiến lược cụ thể,rõ ràng. Càng ở lứa tuổi trẻ thì càng phải đặt ra mục tiêu lớn lao. Đứng trước những người khổng lồ,ta có thể nhỏ bé,nhưng tuyệt đối không được nhụt chí.
Bóng đá trẻ Việt Nam từ đội U20: Liệu có đang đi sai hướng
Nhưng đúng hay không chuyện chúng ta đòi hỏi các cầu thủ phải đá thêu hoa,dệt gấm ? Đúng là khi ta ở vị thế của một đội bóng lớn,trước mục tiêu phải thắng đậm để “farm” hiệu số,nhưng sự chệch choạng trong lối chơi có đáng bị lên án và chửi rủa như vậy ?
kqbdnet.co thấy bài học về ĐTQG tại AFF Cup 2020 vẫn còn đó. Nhưng cũng đừng quên một U23 Việt Nam “nhược tiểu” tại VCK U23 Châu Á 2018. Và cũng không thể quên Bóng đá trẻ Việt Nam dễ dàng đè bẹp Malaysia tại chính AFF Cup 2020 nhưng không thể “hủy diệt một cách vùi dập” các đối thủ yếu cùng bảng là Lào và Campuchia để dẫn tới kết cục phải đụng độ Thái Lan tại bán kết
Những đội bóng nhỏ đôi khi tinh thần và ý chí còn mạnh hơn cả những đội bóng lớn. Trên vai họ không hề có 2 chữ “mục tiêu”,thậm chí họ chỉ cười trừ khi lá thăm may rủi đưa họ vào một bảng đấu mà ta vẫn hay nói vui rằng khác cái nhà ở chỗ,đó là không có cửa. Chính vì tâm lý như vậy mà họ luôn muốn để lại một điều gì đó ấn tượng khi ra sân trong mỗi trận đấu.
Còn nhớ hay không một lứa U19 đã từng được mệnh danh là chơi bóng mĩ miều,thêu hoa,dệt gấm,đè bẹp U19 Australia 5-1. Nền tảng của lối chơi đó là những cầu thủ trẻ của HAGL và sớm bị “vùi dập” trước U23 Thái Lan tại Seagames 29. Và cũng trong kì Seagames năm đó,”target” buộc phải thắng Indonesia cũng bất thành,góp phần vào vị trí thứ 3 tại vòng bảng và chấp nhận rời giải trong cay đắng.
>> Xem thêm:
Thất bại nhiều,vậy thành công rạng danh thì sao ? Tất nhiên chẳng thể quên được VCK U23 Châu Á 2018 đầy tự hào,hay tấm vé lần đầu tiên tham dự VCK U20 World Cup tại Hàn Quốc. Nhưng chặng đường đó,liệu còn mấy người đang là tuyển thủ quốc gia ?
Thua trận trước một U20 Argentina đầy đẳng cấp là điều không có gì bất ngờ, quan trọng là bóng đá trẻ của chúng ta có “tỉnh” ra sau thất bại này hay không, mới là điều đáng nói.
Hai trận giao hữu với U20 Argentina rất được u20 giới hâm mộ chú ý, một phần nhờ vào các nỗ lực của ban tổ chức, và một phần nhờ vào việc hai đại diện của bóng đá trẻ Việt Nam – U20 và U22, sẽ cùng thi đấu với một đối thủ mạnh, từ đó giúp cho khán giả thấy được hướng đi nào là phù hợp cho bóng đá nước nhà.
Vài năm nay, từ khi lứa U19 của HLV Hoàng Anh Tuấn ra mắt, giành được quyền dự World Cup, người hâm mộ luôn tranh cãi với nhau, rằng lối chơi có phần thực dụng, thiên về kỷ luật, thể lực, chú trọng phòng ngự của lứa trẻ này so với lối chơi kiểm soát bóng, phối hợp ban bật, ưa dùng kỹ thuật của lứa trẻ HAGL đang là nòng cốt của đội U22, lối chơi nào sẽ dẫn đến thành công.
Với thất bại 1-4 của U20, cho rằng đấu thể lực không thể thắng, người ta chờ đợi xem kỹ thuật của lứa U22 liệu có thể làm được điều gì hay không, và sau khi thua 5 bàn trắng, câu trả lời đã được đưa ra.
Bóng đá trẻ Việt Nam là vậy, hôm nay là lứa tuổi 20,được ăn cùng nhau,ngủ cùng nhau trong mỗi đợt tập trung. Nhưng ngày mai là quá khứ, ta là NHM, ta có quyền lên tiếng về những màn trình diễn không như kì vọng. Nhưng xin đừng vùi dập một cầu thủ trẻ,vì cho tới hiện tại. Việt Nam ta chỉ có duy nhất một Hoàng Đức mà thôi,câu chuyện về “kẻ chân gỗ” năm nào đã dần chìm vào quá khứ, nhưng nó vẫn là kỉ niệm mà Hoàng Đức chẳng thể quên.